Tư Vấn : DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NÊN CHỌN MÁY CHỦ NÀO

Admin 02-01-2015, 11:07 am 3042

Máy chủ cho Doanh nghiệp DN VN đang có trào lưu xây dựng hệ thống website riêng. Hàng loạt công ty TMĐT trong và ngoài nước cũng đã và sẽ ra đời, nhiều DN CNTT chuyển hướng sang làm TMĐT... Bên cạnh đó, các DN triển khai dịch vụ giải trí trực tuyến (một hình thức khác của TMĐT) cũng xuất hiện nhiều hơn. Song song với sự phát triển TMĐT, đòi hỏi của người lướt web cũng cao hơn. Họ không chỉ dừng lại ở website đẹp, nhanh mà còn đòi hỏi nhiều tiện ích (media, hiệu ứng, dễ sử dụng...).

Ông Nguyễn Trí Kiên
Giám đốc công ty cổ phần May Túi Xách Minh Tiến (Miti): SẼ MUA MÁY CHỦ CHUYÊN DỤNG!
may-chu-cho-doanh-nghiep-(1).jpg
Miti là công ty chuyên may ba lô, túi xách, cặp đựng máy tính xách tay..., thành lập được 6 năm. Miti có trụ sở chính ở TP.HCM và chi nhánh ở Hà Nội và Đà Nẵng với số nhân viên lên đến 500 (ở TP.HCM là 300). Doanh số hiện nay của Miti khoảng gần 2 triệu USD/năm. Trừ số nhân viên bán hàng và lao động sản xuất trực tiếp, văn phòng công ty đang sử dụng 20 máy tính. Hệ thống sử dụng các phần mềm phổ cập và phần mềm kế toán Misa. Để thiết kế sản phẩm, Miti có sử dụng chương trình thiết kế đồ hoạ. Phần mềm Misa mà Miti ứng dụng là phiên bản đầy đủ các phân hệ, giải quyết luôn cả những nhu cầu vật tư, quản lý kho... Để quản lý quan hệ khách hàng, Miti dùng phần mềm Easy Biz của công ty Đan Phong.
Tuy đã có nhiều ứng dụng nhưng hiện nay hệ thống của chúng tôi mới nối mạng dựa vào một máy tính cá nhân cấu hình mạnh, chưa có máy chủ chuyên dụng. Chúng tôi đang có kế hoạch sớm chuyển sang dùng máy chủ chuyên dụng và mua thêm các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ công việc như thiết kế sản phẩm ba lô, túi xách.
Ông Phạm Thiện Nghệ
Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thương Mại Công Nghệ Khai Trí: SỞ HỮU MÁY CHỦ: 1.000 USD!
may-chu-cho-doanh-nghiep-1.jpg
Không hiểu tại sao ta lại Việt hóa thuật ngữ máy server là “máy chủ”. Thật ra các chuyên gia gọi là “server” vì nó là máy chuyên phục vụ, làm việc rất tận tâm, gọi là máy “quản gia” thì “đẹp” hơn. Máy server thường để cung cấp các dịch vụ liên quan đến: lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mail, web, truyền file (FTP), quản lý in ấn và các dịch vụ khác trong hệ thống mạng...
Một máy tính bình thường khó có khả năng và sức mạnh để có thể xử lý khối lượng thông tin rất lớn trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các ứng dụng trong DN thường được viết để có thể chạy trong hệ thống nối mạng. Một máy chủ có tính ổn định cao sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động của DN. Như vậy, muốn tin học hóa DN, cần phải trang bị đúng máy chủ. Ngay cả DN khởi nghiệp cũng cần máy chủ. Dĩ nhiên tôi không đề cập đến DN chỉ sử dụng máy tính như một công cụ đánh máy.
Một số DN vẫn còn sử dụng máy tính để bàn (PC) để làm máy chủ (server). Thường là do số lượng máy trong hệ thống của họ không nhiều và các dịch vụ họ sử dụng cũng không cần nhiều sức mạnh của máy chủ. Tuy nhiên, sử dụng như vậy rất không đạt yêu cầu, có lẽ do DN thiếu thông tin: máy chủ hiện không còn quá đắt nữa, trên dưới 1.000 USD là mua được.
Có nhiều loại máy chủ tương ứng với hoạt động của các DN lớn, trung bình và nhỏ (SME). Trong bối cảnh công nghệ hiện nay thì ta có thể chọn máy chủ như sau:
DN lớn: máy chủ hàng hiệu HP, IBM... với bộ vi xử lý Xeon, Core 2 hay Core Quad. Nếu không khó tính thì có thể chọn server Intel (máy chủ nền tảng Intel) do các nhà máy Việt Nam lắp ráp (chỉ làm dịch vụ lắp các thiết bị tiêu chuẩn của Intel và phần bảo hành tại Việt Nam). Có thể chọn Wiscom E_Server của Khai Trí, hoặc server của CMS hay T&H...
DN vừa: có thể chọn server với bộ vi xử lý Dual-core Intel Xeon Processor, dòng Main S5000, HDD chuẩn SCSI, SAS; cấu hình chuẩn thiết kế dành cho DN vừa với bộ xử lý dòng series 5000 và bo mạch chủ dòng S5000 chạy HDD SATA, SCSI hoặc SAS (có thể linh động thay đổi tùy theo yêu cầu của DN).
DN nhỏ: chọn máy chủ với bộ vi xử lý Dual-core Intel Xeon Processor 3000 series cũng đủ dùng, sau đó nếu phát triển công ty, có thể chuyển làm mail server. Có thể chọn Wiscom E-server Model Dual Core S3000 (chạy các bộ xử lý Dual-core Intel Xeon Processor 3000 series, bo mạch chủ dòng S3000 chạy HDD SATA với kinh phí phù hợp). Một số DN đã sử dụng máy chủ Wiscom E_Server: các chi nhánh ngân hàng Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, công ty Điện Tử Tiến Đạt, công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu, công ty TNHH Vân Hậu...
Tuy nhiên, căn cứ vào thị trường, hiện nay, DN nên chọn máy chủ với bộ vi xử lý Xeon bốn nhân (Core Quad) là tốt nhất về giá và sức mạnh, thuận tiện cho việc cài đặt hệ thống một lần dùng trong lâu dài (mỗi lần cài đặt lại hệ thống rất bất tiện, mất thời gian và nguy hiểm cho dữ liệu).
Ông Vũ Anh Tuấn
Giám đốc công ty Máy Tính Cửu Long: DOANH NGHIỆP NÊN MUA ÍT NHẤT 2 MÁY CHỦ
may-chu-cho-doanh-nghiep-2.jpg
Theo tôi, mức độ sử dụng máy chủ trong DN hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với yêu cầu của công việc và xu thế phát triển của DN. DN khởi nghiệp cũng rất cần đến máy chủ vì máy chủ sẽ quản lý và phân cấp - kiểm soát mọi hoạt động của máy trạm, tức phân cấp quyền truy cập CSDL cho tất cả các nhân viên theo vị trí - quyền hạn trách nhiệm – nhu cầu nghiệp vụ; mức độ bảo mật rất cao vì phải có mật khẩu riêng mới vào được; các ứng dụng trên nền tảng máy chủ mà phải dùng máy chủ mới cài đặt và hoạt động được!
 
 
DN chỉ nên chia máy chủ ra làm ba loại (để lựa chọn) với 3 mức độ giá khác nhau là:
  1. Máy chủ dưới 1.000 USD: dành cho DN khởi nghiệp, DN có số máy trạm dưới 30.
  2. Máy chủ dưới 2.000 USD: dành cho DN có số máy trạm dưới 100.
  3. Máy chủ dưới 3.000 USD: dành cho DN có số máy trạm dưới 200.
DN nên lựa chọn máy chủ chuyên dụng để có thể khai thác được các tính năng đặc biệt mà 1 máy để bàn cho dù có cao cấp hay đắt tiền đến mấy cũng không thực hiện được. Ngoài ra, nên tăng cường bộ nhớ RAM và ổ đĩa cứng (HDD) thay vì mua CPU tốc độ quá lớn vì sẽ không hiệu quả. Để CSDL an toàn, nên mua các HDD có thể thay nóng (Hotplug) cho các cấu hình máy chủ mạnh. Nếu DN có khả năng tài chính thì nên mua ít nhất 2 máy chủ: một là máy chứa và xử lý CSDL, một để giao tiếp với bên ngoài qua Internet (để phòng tránh virus hay hacker).
Việc ứng dụng máy chủ nên làm ngay vì nếu không, khi DN phát triển, trang bị máy chủ không đúng nghĩa sẽ làm hạn chế rất nhiều đến quy trình quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh của DN. Không những thế, thiếu máy chủ chuyên nghiệp còn dễ làm lộ thông tin như số liệu tài chính, CSDL khách hàng, các dự án hay mẫu mã - kiểu dáng mới... Máy để bàn không thể bảo vệ nổi những dữ liệu đó.
Máy chủ chuyên dụng dưới 1.000 USD hiện có rất nhiều, kể cả các thương hiệu nước ngoài như IBM, HP, Acer, Dell .. hay thương hiệu Việt Nam như: FPT Elead, Wiscom, SingPC, Cuulong CLC... Những máy chủ này đều có chất lượng khiến DN có thể yên tâm. Ngoài máy chủ sử dụng BVXL của Intel, DN cũng có thể mua máy chủ sử dụng BVXL của AMD có giá thành khá tốt và tính năng kỹ thuật không thua kém.
Bà Trần Diệu Phương
Phó tổng giám đốc IBM Việt Nam: ĐỂ CÓ THÔNG TIN THEO YÊU CẦU
may-chu-cho-doanh-nghiep-3.jpg
Trung tâm dữ liệu là mạch máu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN. Việc thuê hosting máy chủ mail (mail server) đối với một số DN có thể là giải pháp tốt song không tối ưu xét về lâu dài. Những dịch vụ thuê thường chỉ đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Chưa xét đến một hệ thống CNTT toàn diện, vấn đề có được thông tin theo yêu cầu (Information on Demand) và quản lý hiệu quả hệ thống thông tin của DN đóng vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý. Hệ thống thông tin theo yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho đội ngũ nhân viên mà còn cho ban giám đốc trong công việc hàng ngày và những khi ra quyết định. Việc tìm kiếm thông tin quá lâu có thể dẫn tới chậm chân trong một số hoạt động kinh doanh quan trọng. Hơn bao giờ hết, hiện nay, thời gian là một nhân tố quyết định mức độ thành công của DN, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, hệ thống thông tin trong DN phải đáp ứng việc quản lý và lưu trữ hiệu quả, đơn giản khối lượng dữ liệu ngày càng tăng; tích hợp và quản lý dễ dàng các ứng dụng kinh doanh... Một hệ thống máy chủ mạnh, ổn định, linh hoạt và có khả năng mở rộng sẽ giúp nhà quản lý CNTT trong DN giải quyết những vấn đề này.
DN ở quy mô nhỏ có thể không có nhiều yêu cầu. Nhưng khi phát triển, DN cần có hệ thống CNTT hiện đại và hoàn thiện hơn, có thêm nhiều máy chủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Nhưng họ không thể mua hết máy này đến máy khác, mà cần kế hoạch dài hạn cho hệ thống CNTT. DN cần máy chủ mạnh, hiệu suất cao, ổn định, có khả năng nâng cấp, tiết kiệm điện năng để tiết kiệm không gian, tận dụng tối đa hiệu suất/từng watt.
IBM luôn đầu tư, nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu và môi trường của DN. Mới đây, IBM đã giới thiệu hệ thống máy chủ BladeCenter S, giúp công ty có quy mô trung bình (có từ 25 - 45 máy chủ) tiết kiệm tới 80%, loại bỏ được các “trung tâm dữ liệu” riêng trong DN. Hệ thống này có kích thước vừa đủ kê trên mặt bàn, sử dụng nguồn điện tiêu chuẩn sẵn có tại các văn phòng. Hệ thống có thể quản lý lưu trữ cũng như vận hành 6 máy chủ blade cùng lúc, đồng thời tích hợp các ứng dụng nghiệp vụ DN thông dụng như chống virus/tường lửa, VoIP, thư điện tử, hợp tác, dự phòng và khôi phục, ứng dụng tệp dữ liệu và các ứng dụng in ấn.
Ông Nguyễn Thế Đông
Giám đốc công ty Tư Vấn và Đào Tạo Quản Trị Mạng Athena: QUẢN LÝ VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN
may-chu-cho-doanh-nghiep-4.jpg
Tỷ lệ DN có sử dụng máy chủ (server) vào mục đích quản lý kinh doanh rất thấp (hoặc họ hiểu nhầm ý nghĩa của máy chủ). Khoảng 70% DN mà chúng tôi có dịp tiếp cận vẫn sử dụng mạng ngang hàng (workgroup) và xử lý số liệu trên Excel hoặc chương trình kế toán chạy độc lập trên máy lẻ. Các DN này vẫn dùng e-mail thông qua dịch vụ hosting bên ngoài, một mặt phó thác hết số phận cho nhà cung cấp dịch vụ, mặt khác không thể kiểm soát thông tin ra vào DN. DN nhỏ và vừa thường có một ngưòi kiêm nhiều công việc trong đó bao gồm cả quản trị hệ thống thông tin.
Để chọn lựa máy chủ, nếu là dân chuyên nghiệp, bạn có thể chọn mua những máy chủ “xài rồi” (second-hand) với cấu hình tương đối mạnh mà giá thành chỉ từ 400 – 500 USD/server. Tuy nhiên, sẽ không có bảo hành. Cho nên, đây không phải là giải pháp cho đại đa số người dùng. Giải pháp “đỡ nhức đầu” nhưng phải đầu tư là chọn mua máy chủ thương hiệu. Thương hiệu HP và IBM vẫn đang dẫn đầu, trong đó IBM có vẻ nhỉnh hơn. Tham khảo giá cả tại các siêu thị máy tính hoặc các nhà cung cấp giải pháp, bạn có thể thấy một máy chủ có cấu hình chuẩn có giá từ 2.500 USD. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dừng lại với cấu hình chuẩn. Các giải pháp phải quan tâm thêm là: tăng cường CPU dự phòng; tăng cường RAM để tăng tốc độ xử lý; bổ sung ít nhất 2 ổ cứng HDD (cho đủ 3 HDD) và card điều khiển RAID controller nhằm phục vụ cho công tác sao lưu dự phòng dạng RAID 5; thiết bị đọc băng từ.... 

Nguyễn Thế Đông
Khi thành lập, DN cần quan tâm đến quản lý thông tin; giao dịch và trao đổi, chia sẻ thông tin trong nội bộ và với khách hàng bên ngoài; bảo vệ thông tin. DN nhất thiết phải trang bị máy chủ hoặc hệ thống máy chủ nối mạng. Máy chủ sẽ được cấu hình thành File Server, nơi lưu trữ toàn bộ thông tin DN. Phải tạo ra các ổ đĩa và thư mục dùng chung hoặc phân quyền cho phòng ban hay cá nhân. Chỉ định “Quota” cho từng đĩa, từng thư mục hoặc từng nhóm người trong hệ thống. Dữ liệu của những phần mềm quản lý bán hàng, kế toán, quản lý nhân sự tiền lương... cần được lưu trữ tập trung trên máy chủ và luôn thường trực cho mọi người (nếu có quyền) truy cập.
Với File Server, bạn có thể cấu hình biến nó thành Proxy Server (là điểm cho phép toàn bộ nhân viên kết nối Internet). Có Proxy Server, bạn có thể kiểm soát, qui định giờ sử dụng và thiết lập các chính sách sử dụng Internet. Tiếp theo là hệ thống mail với mục tiêu quản lý nội dung mail, address book (sổ địa chỉ) của toàn công ty, sao lưu (backup) dự phòng dữ liệu mail, cho phép nhân viên truy cập mail qua mạng riêng ảo VPN khi công tác bên ngoài...
Cuối cùng là bảo mật. Với một máy chủ được phân quyền và có người quản trị đúng mức, bạn có thể yên tâm về việc thông tin không bị truy cập bất hợp pháp hoặc sai chức năng, dữ liệu lưu trữ trên máy chủ được sao lưu dự phòng theo lịch trình tránh trường hợp bị mất do tự nhiên hay do con người phá hoại. Bạn cũng có thể cài đặt các công cụ giám sát và kiểm tra log file trên máy chủ để theo dõi các hành vi sử dụng mạng. Máy chủ với cấu hình trung bình đã có thể giúp DN khởi sự với mọi công tác quản lý đều tập trung và chuyên nghiệp.
Ông Lê Hải Bình
Giám đốc công ty Mắt Bão: “THUÊ NHÀ” CHO WEBSITE DN
may-chu-cho-doanh-nghiep-5.jpg
DN VN đang có trào lưu xây dựng hệ thống website riêng. Hàng loạt công ty TMĐT trong và ngoài nước cũng đã và sẽ ra đời, nhiều DN CNTT chuyển hướng sang làm TMĐT... Bên cạnh đó, các DN triển khai dịch vụ giải trí trực tuyến (một hình thức khác của TMĐT) cũng xuất hiện nhiều hơn. Song song với sự phát triển TMĐT, đòi hỏi của người lướt web cũng cao hơn. Họ không chỉ dừng lại ở website đẹp, nhanh mà còn đòi hỏi nhiều tiện ích (media, hiệu ứng, dễ sử dụng...).
Để xây dựng website đáp ứng yêu cầu, DN sẽ cần đầu tư. Thuê máy chủ là 1 khả năng nên tính đến. Nhu cầu thuê máy chủ rất đa dạng như: để sử dụng email (các DN lớn), cho website TMĐT của DN, để triển khai hệ thống quản lý thông tin... Đối tượng thuê máy chủ trước đây thường là các DN CNTT còn giờ đây có thể là DN nằm trong bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên, số DN CNTT thuê máy chủ hiện nay vẫn chiếm khoảng hơn 50%. Do công nghệ phát triển, giá cước viễn thông giảm dần, giá thuê máy chủ tại Việt Nam cũng đã giảm ngang với giá cho thuê máy chủ tại Mỹ, Nhật và các nước khác. Chi phí thuê máy chủ hiện chỉ khoảng 149 USD/tháng cho một máy chủ cấu hình PIV hoặc khoảng 249 USD cho máy chủ siêu mạnh Xeon Dual Core. Đây là mức hầu như DN nào cũng chi trả được.
  1. Nếu thuê trọn gói 1 máy chủ theo yêu cầu, DN không tốn chi phí đầu tư ban đầu nhưng phí hàng tháng cao hơn. Đây là hình thức thuê phổ biến nhất vì DN không phải lo lắng về chất lượng máy, chính sách bảo hành - bảo dưỡng, sự sụt giá thiết bị và càng không lo lắng rằng 1 năm, 2 năm khi cần nâng cấp thiết bị thì “không biết bỏ máy cũ đi đâu!”.
  2. Nếu thuê chỗ đặt máy chủ (Co-location Server): DN cần đầu tư mua một máy chủ và chỉ thuê đường truyền, điện, chỗ đặt. Theo hình thức này, DN phải trang bị máy chủ theo quy định (thường là dạng rack 1U, 2U).
Ở công ty Mắt Bão, ngoài dịch vụ tên miền và hosting truyền thống (thuê không gian lưu trữ web) với mức phí thấp nhất là 18 USD/năm và cao nhất là 200 USD/năm cho 2 dạng hosting Linux và Windows, từ tháng 3/2006, Mắt Bão đã triển khai dịch vụ cho thuê máy chủ và chỗ đặt máy chủ. Trong đó, thuê máy chủ: thấp nhất 149 USD/tháng cho cấu hình chuẩn (PIV, với cấu hình chuẩn này, đủ duy trì hoạt động của một hoặc một số website TMĐT và các dịch vụ kèm theo); thuê chỗ đặt máy chủ: 119 USD/tháng dành cho các DN đã có máy chủ theo tiêu chuẩn (rack 1U, 2U). Tham khảo thông tin trên http://maychuchinhhang.vn/
Nguồn: PCWORLD.COM.VN - Ý kiến Doanh nghiệp

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!