Tư vấn : Các tiêu chuẩn lựa chọn máy chủ

Admin 03-01-2015, 5:26 pm 2772

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đã giúp ít cho rất nhiều các doanh nghiệp trong việc trang bị hoặc thuê hosting máy chủ từ bên thứ ba. Tuy nhiên vẫn có  một số bất lợi khi thuê máy chủ. Chính vì vậy, trong bài phân tích này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tự trang bị cho mình máy chủ phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

                                      

máy chỦ HP PROLIANT ML330 G6

Đây là thời kỳ của điện toán đám mây – khi càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng các dịch vụ trên nền tảng Internet trong rất nhiều các hoạt động kinh doanh hàng ngày; nhưng đừng mắc sai lầm – về căn bản máy chủ vẫn là một phần của mạng doanh nghiệp. Máy chủ có thể giúp tối ưu hoạt động mạng, đặc biệt là khi hệ thống mạng mở rộng. Một mạng ngang hàng có thể là đủ cho doanh nghiệp gia đình hoặc nhỏ với khoảng 3-4 máy tính được nối với nhau, chia sẻ file và một vài thiết bị như máy in, router không dây, hoặc thiết bị NAS. Khi hệ thống mạng phát triển, số người dùng tăng lên và dung lượng dữ liệu lưu trữ tăng lên, một máy chủ có thể giúp cho việc kinh doanh được tổ chức tốt và hiệu quả. Nhưng có rất nhiều loại máy chủ trên thị trường, tất cả chúng đều có cấu hình đủ mạnh. Bạn cần phải chọn như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần phải biết máy chủ nào là phù hợp. Máy chủ có thể được sử dụng để lưu trữ file và quản lý máy in. Hoặc chúng có thể dùng để quản lý cho phép người dùng nào trên mạng có thể truy xuất tới các tài nguyên trên mạng. Chúng cũng có thể sử dụng làm máy chủ website của công ty, email, cơ sở dữ liệu, máy chủ truy cập từ xa hoặc các nhiệm vụ khác. Máy chủ đơn giản có thể là một máy PC không đắt tiền tới những máy chủ chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu khối lượng lớn và cung cấp thêm tính năng phục hồi dữ liệu như backup, sao lưu dữ liệu và khả năng chịu lỗi. Để chọn lọc trên thị trường máy chủ với hàng loạt các model và tùy chọn không đến nỗi quá nhức đầu, nếu bạn có một hiểu biết tốt về nhu cầu của doạnh nghiệp của bạn, khả năng tùy biến (scalable) mà bạn cần ở máy chủ và mức độ chịu lỗi cần có để máy chủ có thể hoạt động bình thường ngay cả khi có thảm họa xảy ra. Sau đây là các tóm tắt các điểm chính cần cân nhắc khi mua máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Giá cả: Tài chính là vấn đề mà bạn sẽ phải quan tâm khi lựa chọn máy chủ. Máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có giá từ $500-5000. Giá cả phụ thuộc nhiều vào cấu hình máy chủ. Nếu công việc kinh doanh cần một máy chủđơn giản, ví dụ, chỉ yêu cầu một file và printer server với khả năng backup, truy cập từ xa, và một số tính năng cho phép phục hồi sau thảm họa nhất định, thì một máy chủ cấp thấp có thể đáp ứng được. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, những máy chủ rẻ tiền thường không có khả năng mở rộng (scalable) bởi vì chúng thường có 1 ổ cứng (nhiều nhất là 2) – do đó khả năng lưu trữ và chịu lỗi bị giới hạn. Chúng cũng không được thiết kế để xử lý khối lượng lớn. Cũng giống như máy tính để bàn, các máy chủ cấu hình mạnh thường có nhiều tùy chọn bổ sung thêm cao cấp như gắn thêm nhiều ổ đĩa, thêm bộ nhớ và bộ vi xử lý nhanh hơn. Nếu bạn cần phải xử lý nhiều dữ liệu kinh doanh – ví dụ cơ sở dữ liệu hay hệ thống để người dung truy nhập xem hóa đơn – bạn sẽ cần đến những máy chủ mạnh nhất mà ngân sách

cho phép, đặc biệt khi máy chủ sẽ chạy các ứng dụng quan trọng (mission-critical appliations).

  • Các hoạt động hàng ngày: Hiểu biết về các nhu cầu hàng ngày của công ty bạn là điều quyết định. Công ty của bạn có cần chạy cơ sở dữ liệu trên máy chủ không? Người dùng sẽ cần truy cập từ xa không? Máy chủ có cần để xử lý e-mail – nếu có, hãy tính số lượng người dùng sẽ truy cập vào máy chủ. Hãy nhớ rằng, một máy chủ cụ thể có thể đi cùng với nhiều cấu hình khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau. Ví dụ, Lenovo ThinkServer TS200v có khoảng giá từ $299 đến $1000 tùy theo cấu hình bạn chọn. Các nhu cầu xử lý đơn giản có thể thực hiện với các máy chủgiá thấp nhưng nếu công việc kinh doanh dự kiến sẽ cần một website có lượng truy cập lớn, nhiều giao dịch với cơ sở dữ liệu hoặc bất kỳ đòi hỏi sử dụng tài nguyên hệ thổng với khối lượng lớn thì một máy chủcấu hình mạnh sẽ tốt hơn. 
    • Khả năng mở rộng (Scalability): Văn phòng công ty của bạn hiện thời có ít hơn 5 nhân viên? Một máy chủ đang hoạt động tốt với một số lượng nhỏ người dùng có thể không phù hợp khi phải phục vụ số lượng người dùng gấp đôi. Nếu bạn mong muốn bổ sung thêm người dùng kèm theo nhiều dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu lớn như hình ảnh, video hoặc bản ghi cơ sở dữ liệu, hãy chọn máy chủ với khả năng mở rộng. Điều này có nghĩa là tối đa khả năng lưu trữ, hỗ trợ nhiều ổ đĩa (các ổ đĩa có thể thêm vào khi cần), chỗ trống trong khoang máy để nâng cấp (bộ nhờ và card mở rộng) cũng như nâng cấp bộ vi xử lý. Máy HP Proliant ML330 G6 là một ví dụ tốt về khả năng mở rộng.
    • Khả năng chịu lỗi/Dự phòng dữ liệu: Một vài công việc kinh doanh không chấp nhận việc bị ngắt quãng/dừng công việc do lỗi máy chủ. Hoặc có thể việc mất dữ liệu sẽ hủy hoại hoàn toàn công việc kinh doanh của bạn. Đối với một số khác thì có thể bớt khắt khe hơn về yêu cầu an toàn đối với dữ liệu. Dự phòng dữ liệu và chịu lỗi sẽ luôn luôn giữ cho dữ liệu an toàn và cho hoạt động của máy chủ ngay cả khi xảy ra thảm họa ví dụ đĩa cứng bị lỗi. Chịu lỗi và dự phòng dữ liệu được thực hiện thông qua một công nghệ gọi là RAID.
      Các máy chủ cấp thấp thường chỉ có tính năng RAID căn bản: RAID mức 0 cho phép ghi trên nhiều đĩa giúp tăng hiệu suất máy chủ lên một chút nhưng không cung cấp khả năng chịu lỗi và RAID 1 cung cấp khả năng chịu lỗi bằng cách copy dữ liệu từ một volume hoặc một ổ đĩa sang một ổ/volume khác. Các máy chủ cao cấp có thể thực hiện các mức độ RAID phức tạp hơn như RAID 5 hoặc 10 - mức tốt nhất cho các doanh nghiệp cần mức độ chịu lỗi cao cấp hơn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Một trong các máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ có khả năng cung cấp mức độ RAID tối đa là Dell PowerEdge T310 máy chủ. Thông tin chi tiết hơn về RAID xin tham khảo trong một bài viết khác.
    • Kích thước: Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không có khoang chuyên dùng cho máy chủ. Hãy tìm hiểu rõ kích thước máy chủ bạn chọn cũng như kiểu vỏ máy (form factor) có phù hợp với khoảng trống trong khoang chứa/vị trí đặt máy. Bạn không thể đặt một máy chủ được thiết kế dùng với hệ thống khung (rack) ví dụ như HP Proliant DL380 G5) lên mặt bàn và mong đợi nó sẽ hoạt động tối ưu. Luồng khí di chuyển và nhiệt độ cũng cần được tính đến. Thậm chí một máy chủ loại để bàn (tower desktop) – thường lớn hơn máy PC để bàn, chỉ làm việc tối ưu trong phòng thông khí tốt và có điều hòa không khí. Cũng cần để ý rằng các máy chủ này khá ồn do đó nếu bạn buộc phải đặt chúng trong môi trường làm việc, hãy chọn loại chạy êm.
    • Chuyên viên IT: Việc bạn có chuyên viên IT hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chọn máy chủ. Rất nhiềumáy chủ có khả năng bật/tắt và quản trị từ xa – rất phù hợp nếu bạn có nhân viên IT hỗ trợ từ xa. Nếu bạn dự định tự quản trị máy chủ một mình mà không trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài từ người bán hoặc nhà cung cấp, thì một máy chủ dễ quản trị như Lenovo ThinkServer TS200v có thể là sự lựa chọn tốt.
    • Môi trường làm việc (Environment): Văn phòng của bạn sử dụng máy Mac? Nếu vậy thì lựa chọn máy chủ sẽ dễ dàng. Hãy làm cho việc quản trị trở nên đơn giản bằng cách triển khai Mac mini server hoặc Apple's Xserve đối với các tổ chức lớn. Nếu sử dụng Windows, Khi đó máy chủ sẽ chạy Windows Small Business Server hoặc Server 2008 đối với doanh nghiệp lớn để dễ dàng trong việc triển khai và quản trị.

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!