Tên miền là gì? Hướng giải quyết tranh chấp tên miền

Admin 15-01-2015, 5:06 pm 1440

1. Tên miền là gì?

Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”.

2. Có bao nhiêu loại tên miền?

Tên miền giá rẻ bao gồm:

Tên miền cấp cao nhất, gồm:

-  Tên miền chung cấp cao nhất bao gồm các tên miền sau .com; .net; .edu; .org; .int; .biz; .info; .name; .pro; .aero; .museum; .coop và các tên miền chung cấp cao nhất khác theo quy định của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên internet;

-  Tên miền quốc gia cấp cao nhất bao gồm tên miền được quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO3166). Theo chuẩn ISO3166 thì tên miền quốc gia cấp cao nhất của Việt Nam là  tên miền .vn;

Tên miền cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm dưới tên miền cấp cao nhất. Tên miền tối thiểu phải có hai cấp: cấp 2 và cấp cao nhất;

Tên miền quốc tế là tên miền nằm dưới tên miền chung cấp cao nhất và tên miền quốc gia cấp cao nhất ngoài tên miền quốc gia Việt Nam (.vn).

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tên miền.

Hướng giải quyết tranh chấp tên miền

Thông thường một doanh nghiệp thường sử dụng chính thương hiệu công ty hoặc thương hiệu sản phẩm của mình để làm tên miền vì một mặt điều đó sẽ giúp cho khách hàng dễ nhớ và không bị nhầm lẫn với hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp khác mà còn giúp doanh nghiệp tiếp tục tăng cường quảng bá và xây dựng giá trị thương hiệu của mình bằng một hệ thống nhận diện nhất quán được phát triển trên môi trường Internet.

Như đã nói ở trên tên miền sẽ được cấp phát nếu thoả mãn hai điều kiện: duy nhất và ai đăng ký trước, được cấp phát trước. Điều này có nghĩa cơ quan đăng ký tên miền sẽ không tiến hành thẩm định liệu việc đăng ký tên miền của chủ thể này có gây nhầm lẫn với thương hiệu của chủ thể khác hay không. Có thể nói đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tranh chấp và xung đột tên miền ngày càng tăng trong những năm gần đây giữa các doanh nghiệp.

Một nguyên nhân khác dễ thấy là việc một số chủ thể lợi dụng nguyên tắc cấp phát tên miền và lợi dụng chủ thể đích thực không đăng ký tên miền, nên đã “nhanh chân” dùng chính nhãn hiệu, tên thương mại hoặc nhân vật thuộc quyền tác giả của người khác để xin cấp tên miền trước dưới tên của mình. Mục đích của những đối tượng này là:

- ngăn cản trái phép quyền lợi hợp pháp của người có thương hiệu, tên thương mại, và/hoặc

- đầu cơ tên miền để chào bán cho chủ sở hữu đích thực với giá cao nhằm kiếm lợi bất chính, và/hoặc

- quảng bá thông tin không trung thực, thiếu lành mạnh qua tên miền đó nhằm cạnh tranh không lành mạnh hoặc nhằm thực hiện ý đồ xấu.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp Tên miền

Hướng giải quyết tranh chấp tên miền1

Ở phạm vi quốc tế, các tranh chấp tên miền quốc tế cấp cao nhất dùng chung (gTLD), điển hình là tên miền quốc tế .COM thường được giải quyết bằng Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (Rules Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy) do Tổ chức quản lý Tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xây dựng. Chính sách này khuyến nghị giải quyết tranh chấp theo 2 phương thức: hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ARD) hoặc trọng tài (Arbitration).

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền này được thực hiện trên nguyên tắc tổ chức quản lý tên miền uỷ nhiệm cho một tổ chức có năng lực giải quyết tranh chấp tên miền giá rẻ tại hà nội bằng biện pháp trọng tài. Khi phán xử, cơ quan trọng tài sẽ áp dụng quy định của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền. Tổ chức quản lý tên miền quốc tế sẽ thực hiện theo phán quyết của cơ quan trọng tài.

Thông qua hòa giải hoặc thương lượng

Theo biện pháp này, các bên sẽ tiến hành trao đổi, gặp gỡ và đàm phán cũng như thương lượng với nhau. Đây không bị coi là một thủ tục bắt buộc cho các giai đoạn tố tụng khác. Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp, các bên sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải và gửi cho nhà đăng ký tên miền “.vn” liên quan hoặc Trung tâm Internet Việt Nam để làm cơ sở xử lý tên miền tranh chấp.

Ưu điểm: Các bên có khả năng chủ động tiến hành và thỏa thuận với nhau, thời gian giải quyết thường nhanh, nếu đạt được thỏa thuận, tên miền có thể được chuyển nhượng hoặc đăng ký lại sớm nhất.

Nhược điểm: Ở Việt Nam, phần lớn các bên đăng ký tên miền thường yêu cầu giá chuyển nhượng quá cao và gây khó khăn khi không đạt được yêu cầu.

Thông qua Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Các bên có thể thống nhất đưa ra giải quyết tranh chấp tên miền thông qua Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đối với các vụ tranh chấp tên miền trong hoạt động thương mại theo các điều kiện quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010.

Ưu điểm: Thời gian giải quyết nhanh chóng, phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm.

Nhược điểm: không thể tiến hành biện pháp này nếu một bên không đồng ý.

Khởi kiện dân sự

Các bên tranh chấp có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu xử lý tên miền tranh chấp. Thông thường, đây cũng được coi là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không thực hiện được.

Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp triệt để và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nhược điểm: Giống như biện pháp trọng tài, khởi kiện dân sự thường phù hợp với các tổ chức và cá nhân nước ngoài do chi phí cao, thời gian dài vì có thể trải qua nhiều cấp xét xử. Thực tế cho thấy, ít có tiền lệ xét xử vụ việc này tại Việt Nam.

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!