Mười lý do sử dụng Linux thay Windows

Admin 10-04-2015, 10:45 am 2273

Nhiều người dùng cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để nói lời chia tay với Windows, bất kể là họ đang sử dụng máy trạm làm việc, máy tính cá nhân hay máy chủ trong doanh nghiệp. Ví dụ, Microsoft đã chấm dứt hỗ trợ Windows Server 2003 kể từ ngày 13/7 vừa qua, do đó bạn (và nhiều người dùng khác) sẽ cầm tìm một nền tảng khác cho máy chủ của mình. Bất kể là chuyển từ máy chủ nền Windows Server 2003 lên phiên bản 2008 hay máy chủ nền Linux, hay nâng cấp máy tính để bàn Windows Vista đầy trục trặc lên Windows 7 hào hoa thì Linux vẫn được xem là nền tảng sẽ mang đến cho bạn nhiều sự tự do hơn bao giờ hết.

Bạn - và nhiều người dùng khác - có thể tin rằng việc chuyển đổi từ Windows sang Linux là một công việc đầy khó khăn, tuy nhiên sự thay đổi trong suy nghĩ và sự nhận thức về việc chuyển đổi này [từ Windows sang Linux] thậm chí còn khó khăn hơn. Nếu từng cố gắng thực hiện một nâng cấp từ Windows XP lên Windows 7, thì ắt hẳn bạn hiểu được nguyên nhân là do đâu.

Người dùng doanh nghiệp đã sớm nhận thấy Linux là 1 hệ điều hành thay thế đáng giá, cung cấp đủ những thành phần và dịch vụ cần thiết mà nhiều doanh nghiệp cần sử dụng. Tiếp đến, Linux cũng đã tiếp tục thâm nhập vào những trung tâm dữ liệu (data center) lớn nhất của thế giới, xuất hiện trên hàng trăm ngàn máy tính cá nhân và trở thành người thống trị gần như 100% của ngành dịch vụ điện toán mây (cloud service).

Hãy dành thời gian để khám phá Linux và áp dụng chúng cho công việc, doanh nghiệp của chính bạn. Nếu vẫn chưa an tâm thì 10 lý do được đề cập bên dưới sẽ giúp bạn suy nghĩ lại về Linux.

1. Sự hỗ trợ kỹ thuật tích cực

Trong quá khứ, doanh nghiệp thường mượn lý do thiếu sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật để gắn bó với Windows. Tuy nhiên, vào lúc này, sự bành trướng và phổ dụng của mã nguồn mở đã khiến các hãng sản xuất, ứng dụng và dịch vụ nền Linux thay đổi. Ví dụ, 3 cây đại thụ trong lĩnh vực cung cấp HĐH Linux như Red Hat, Novell và Canonical hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24x7 trong cả năm đối với mọi dịch vụ.

2. Hỗ trợ và tương thích .NET

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã tiêu chuẩn hóa các ứng dụng, dịch vụ của mình dựa trên công nghệ của Microsoft, đặc biệt là công nghệ web mang tên .NET. Hiện giờ, các nền tảng Linux cũng đã bắt đầu hỗ trợ các ứng dụng .NET. Ví dụ, Novell cung cấp dự án/thư viện Mono có khả năng tương thích với .NET. Một trong những mục tiêu của Mono là cung cấp cho doanh nghiệp khả năng lựa chọn và cung cấp các bổ sung (plug-in) Visual Studio vì thế các lập trình viên .NET có thể dễ dàng chuyển đổi các ứng dụng .NET trên nền Microsoft mà không phải thay đổi các công cụ lập trình quen thuộc. Tại sao Novell và những hãng khác lại nỗ lực tạo ra 1 môi trường .NET trong Linux? Câu trả lời thật đơn giản, Linux là 1 lựa chọn tốt hơn so với Windows để tạo ra sự ổn định cho ứng dụng .NET.

3. Truyền thống Unix

Sự ổn định của các HĐH nền Linux cung cấp cho doanh nghiệp sự thoải mái về tâm trí khi các ứng dụng [trên nền Linux] không phải chịu đựng những trục trặc và thiếu sót dai dẳng xuất phát từ việc HĐH không ổn định. Linux có hiệu năng cao - giống đàn anh Unix - và điều này có nghĩa là Linux có thể hỗ trợ đến 99,999% các yêu cầu dịch vụ. Trong khi đó, do có quá nhiều bản sửa lỗi, cập nhật bảo mật và trình điều khiển đã khiến Windows trở nên không ổn định và không đáng tin cậy cho những người dùng thường xuyên cần sự hỗ trợ kỹ thuật cho các ứng dụng và dịch vụ quan trọng mà họ đang sử dụng.

4. Bảo mật

Không có HĐH nào an toàn tuyệt đối và Linux không là ngoại lệ. Tuy nhiên, Linux cung cấp khả năng bảo mật xuất sắc cho người dùng. Từ phần lõi (kernel) thường xuyên được cập nhật cho đến hầu hết bản cập nhật bảo mật mỗi ngày, cộng đồng Linux đã làm cho các hệ thống Linux trở nên rất an toàn. Với Linux, người dùng được một cộng đồng trên toàn cầu cung cấp các bản sửa lỗi bảo mật, chứ không phải ngồi chờ "cấp phát" như với các HĐH, ứng dụng sử dụng mã nguồn "đóng" khác.

5. Các kỹ năng có khả năng chuyển đổi

Một rào cản đối với việc áp dụng Linux chính là có ý kiến cho rằng Linux không [đủ] giống như Unix, và vì thế các quản trị viên Unix không thể sử dụng thành công kiến thức hiện có của mình để chuyển đổi sang Linux. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và người dùng lại cho rằng hệ thống tập tin trên Unix và Linux khá tương đồng, cạnh đó Linux cũng sử dụng 1 bộ chuẩn các lệnh của Unix. Trên thực tế, có vài lệnh trên Linux không thể tương thích với Unix và ngược lại.

Về cơ bản, các quản trị viên nền Windows có thể nhận thấy việc sử dụng bàn phím thay cho chuột là một khó khăn cần quan tâm khi chuyển đổi sang Linux, tuy nhiên một khi đã khám phá sức mạnh của những dòng lệnh thì họ có thể không bao giờ muốn "nhấn chuột" nữa. Đừng lo lắng, nếu vẫn yêu thích giao diện kiểu Windows, Linux cung cấp cho bạn vài lựa chọn.

6. Phần cứng linh hoạt

Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thích thực tế là các hệ thống phần cứng "lỗi thời" vẫn có thể chạy Linux và thậm chí chạy rất tốt. Với Linux, người dùng không nhất thiết phải nâng cấp phần cứng để "theo chân" một phiên bản HĐH hay ứng dụng mới. Linux có thể chạy trên các kiến trúc x86 32-bit và cả 64-bit. Nếu hệ thống của bạn đang chạy Windows thì nó hoàn toàn có thể cài Linux.

7. Miễn phí

Có lẽ, bạn đã từng nghe Linux miễn phí. Đúng vậy, Linux không thu tiền sử dụng và miễn phí trong trường hợp người dùng tuân thủ 1 số điều khoản về bản quyền và hạn chế sử dụng. Linux cho phép người dùng tải về để chỉnh sửa và nâng cấp mã nguồn, sau đó chia sẻ lại cho cả cộng đồng và chính khả năng cho phép tự do sáng tạo với Linux đã giúp dựng nên các công ty lớn như Google.

8. Cộng đồng người dùng toàn cầu

Linux có sự hỗ trợ từ 1 cộng đồng toàn cầu của các lập trình viên chung tay xây dựng mã nguồn mở, phát hiện và vá các lỗi bảo mật, nâng cấp hệ thống. Cộng đồng người dùng này cũng cung cấp cho doanh nghiệp sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí thông qua các diển đàn và website cá nhân.

9. Quỹ Linux

Quỹ Linux là 1 nhóm các đơn vị hỗ trợ (gồm Fujitsu, Hitachi, HP, IBM, Intel, NEC, Novell và Oracle) và các thành viên tài trợ cũng như hợp tác với Linus Torvalds (và những người dùng khác làm việc toàn thời gian với Linux), có mục tiêu hoạt động là quảng bá, bảo vệ và chuẩn hóa Linux để nền tảng này phát triển trên toàn thế giới.

10. Cập nhật thường xuyên

Bạn chán nản khi phải chờ đợi 1 bản Service Pack cho Windows mỗi 18 tháng? Bạn cũng cảm thấy khó khăn để nâng cấp Windows sau vài năm bởi vì không biết rõ đường dẫn đến nơi chứa bản nâng cấp? Trong khi đó, Ubuntu Linux cung cấp phiên bản mới mỗi 6 tháng và sự hỗ trợ dài hạn trong vòng 2 năm với mỗi phiên bản. Ngoài ra, các nhà cung cấp HĐH Linux thường xuyên cung cấp các bản sửa lỗi và vá bảo mật trong năm ngay khi cần thiết. Một ưu điểm khác, sau khi nâng cấp, hệ thống không cần phải khởi động lại.

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!