Tư vấn bán hàng
Hà Nội
Hỗ trợ trực tuyến - Hà Nội
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0916660041 Ms Dung
Zalo 0916660504 Mr Trung
Zalo 0916789025 Ms Hồng
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0888048966 Mr.Tuấn
Zalo 0917886988 Mr.Han
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0916660502 Mr.Thành
Zalo 0916789025 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP Hà Nội: Số 41/117 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần
Hồ Chí Minh
Hỗ trợ trực tuyến - Hồ Chí Minh
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0941581166 Ms Vân
Zalo 0912270988 Mr.Hồng
Zalo 0916660042 Mr.Quốc Anh
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0917886988 Mr.Hán
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0932144273 Mr.Lộc
Zalo 0916660502 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP HCM: Số 226 Nguyễn Phúc Nguyên Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng thứ 7
Tổng cộng:
(Số lượng: 0 sản phẩm)
0₫
Sản phẩm yêu thích
Điều này sẽ thổi một làn gió mới vào sự cạnh tranh giữa hai ông lớn này khi mà trong thập kỷ trước, Intel liên tục chiếm ưu thế với dòng chip Xeon mạnh mẽ và để đẩy dòng chíp Power của IBM vào thế yếu. Việc cấp phép sử dụng kiến trúc của bộ vi xử lý Power cho các nhà sản xuất máy chủ khác chính là một đòn đáp trả của IBM sau một thời gian dài bị chèn ép. Bộ vi xử lý Power hiện đang được dùng trong các máy chủ IBM Unix chạy các phần mềm back-end của IBM, SAP và Oracle. Sự suy giảm của thị trường Unix truyền thống đã khiến cho IBM phải tìm cách đẩy mạnh việc sử dụng bộ vi xử lý này vào các lĩnh vực trực tuyến và phân tích dữ liệu trên quy mô lớn.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các máy chủ dùng chíp Power truyền thống, IBM mới giới thiệu một hệ thống mới sử dụng dòng vi xử lý Power 8 và hãng hy vọng hệ thống mới này sẽ giúp mang lại lợi thế trên các thị trường sử dụng dịch vụ trực tuyến lớn ở Mỹ và Trung Quốc. Các nhà cung cấp dịch vụ dạng này có nhu cầu phần cứng rất lớn song do sự biến động ngày càng phức tạp của thị trường mà yêu cầu của họ cũng trở nên linh hoạt hơn nhiều so với trước kia. Yêu cầu mới của khách hàng đang dần trở nên khác hẳn với nền ảng kinh doanh truyền thống của IBM và đây chính là lý do mà Big Blue phải thành lập ra OpenPower Foundation – một liên minh các nhà cung cấp hiện có 26 thành viên.
Một số các thành viên đã công bố sự ủng hộ dành cho bộ vi xử lý này. Nvidia cho biết bộ vi xử lý đồ họa của hãng sẽ lần đầu tiên hỗ trợ cho các máy chủ sử dụng chíp Power. Nhà sản xuất bo mạch chủ Tyan cũng giới thiệu một mẫu kiến trúc hoàn toàn mới dành cho máy chủ chạy Power. Các nhà sản xuất linh kiện khác như Mellanox, Xilinx, Altera, Hitachi và Samsung cũng lên tiếng ủng hộ quyết định này của IBM. Không chỉ có các đói tác phần cứng, Google cũng cho biết đang phối hợp với IBM và Canonical để phát triển các công cụ nguồn mở và firmware dành cho hệ thống máy chủ này. Đây sẽ là một sự động viên quan trọng nếu IBM có thể lôi kéo được Google thành đồng minh và khách hàng tương lai. Song hiện tại thì Google mới chỉ đang tiến ahnhf khảo sát đánh giá phần cứng của hệ thống này. Giátm đốc kỹ thuật của Google đồng thời cũng là chủ tịch của OpenPower Foundation, Gordon MacKean cho biết:” Chúng tôi đang nghiên cứu chi tiết thiết kế của bộ vi xử lý Power và thử nghiệm chúng với các hoạt động với mức độ chịu tải khác nhau của công ty”.
Cũng cần phải nói rằng Google rất hứng thú với cộng đồng mã nguồn mở và với việc rất nhiều nhà cung cấp liên minh với IBM đã làm họ động tâm. MacKean cho biết Google đã nhận thức được xu thế cộng hưởng phát triển của cộng đồng nguồn mở. Nhu cầu của cộng đồng này với những mô hình kinh doanh chi phí thấp giống Facebook hay Google không thích hợp với những máy chủ kiểu cũ bán kèm với cả bộ phần mềm và chi phí bảo trì đắt đỏ như IBM vẫn cung cấp từ trước tới nay. Một nhà phân tích của Moor Insights & Strategy cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ mạng quy mô lớn sẽ không mua của IBM. Thay vào đó, họ sẽ bỏ qua khía cạnh công nghệ mà tìm đến những người bán có thể cung cấp các mô hình giá khác nhau phù hợp với mô hình kinh doanh.
Và đó cũng là nguyên nhân chủ yếu tại sao IBM phải tìm cách phổ biến việc cấp phép cho dòng chíp Power. Công ty PowerCore ở Tô Châu, Trung Quốc là một trong những đối tác đầu tiên được cấp phép dạng này và sẽ là bệ phóng cho IBM xâm chiếm thị trường Trung Quốc rộng lớn. Tất nhiên IBM sẽ còn cần nhiều đối tác hơn nữa để tăng mạnh số lượng máy chủ sử dụng bộ vi xử lý Power này. Mọi chuyện vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu.
Cách tiếp cận không đồng nhất của IBM được đánh giá cao khi ưu tiên cho bộ vi xử lý đồ họa GPU cùng các thành phần khác làm việc trơn tru với các con chíp Power. IBM sử dụng một công nghệ giao diện mới gọi là CAPI cho phép GPU và FPGA liên kết trực tiếp với bộ nhớ của bộ vi xử lý trung tâm Power.
Chúng ta có thể quy kết IBM đang bắt chước mô hình kinh doanh đang cực kỳ thành công của ARM. Công ty này sau thành công lớn trong l ĩnh vực cung cấp chíp cho điện thoại thông minh và máy tính bảng đã tiến hành cấp phép cho các công ty khác. Nhưng cũng cần chú ý là chính ARM cũng đang nhắm vào thị trường máy chủ tuy rằng hãng này chỉ nhắm vào phân khúc máy chủ cấp thấp mà thôi. Các nỗ lực của OpenPower mà IBM đang đẩy mạnh cũng phần nào xác định chiến lược tung ra dòng chíp mới của Intel. Bộ vi xử lý lớn hơn sẽ cung cấp không gian làm việc lớn hơn và hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc phân tích dữ liệu quy mô lớn. Nó cũng mang tới khả năng cung cấp nhiều luồng dữ liệu làm việc cho mỗi nhân xử lý và băng thông I/O nhanh hơn. Đối với một số tác vụ nhất định, bộ vi xử lý lớn hơn đồng nghĩa với việc chi phí rẻ hơn.
Intel cung cấp khoảng 90% số lượng bộ vi xử lý trung tâm dành cho máy chủ hiện nay và hầu hết các con chíp này giữ vai trò quan trọng trong các trung tâm dữ liệu cỡ lớn. Một điều chắc chắn là công ty này sẽ không đứng lại đợi các đối thủ của mình bắt kịp. Mới đây, Intel đã tung ra dòng chíp E7 v.2 có bộ nhớ gấp ba lần so với thế hệ trước và tính năng này chắc chắn sẽ làm cho những khách hàng như Google hài lòng.
IBM xác định sẽ đẩy mạnh và dành cho bộ vi xử lý Power một sân chơi lớn hơn song hãng cũng nhận thức được còn nhiều công tác phát triển cần phải giải quyết. Một trong các vấn đề chính là việc các khách hàng của IBM vẫn khá lạ lẫm với việc IBM đưa bộ vi xử lý này tiến quân vào lĩnh vực mới. Họ vẫn cho rằng bộ vi xử lý này không phù hợp với dòng máy tính quy mô lớn.
Mặc dù vậy, có thể thấy IBM thực sự chỉ bỏ ra chút quyền kiểm soát đối với nền tảng máy chủ của mình mà thôi. Trong khi đó, một khi các đối tác của hãng chấp nhận sử dụng kiến trúc Power được cấp phép này, họ sẽ phải từ bỏ hệ điều hành AIX và chuyển sang dùng Linux.
Theo Pcword
ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN CÙNG DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP HƠN 10.000+ DỰ ÁN TOÀN QUỐC
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG CHO NHIỀU LĨNH VỰC
Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:
Dịch vụ quan tâm
Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!