Tư vấn bán hàng
Hà Nội
Hỗ trợ trực tuyến - Hà Nội
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0916660041 Ms Dung
Zalo 0916660504 Mr Trung
Zalo 0916789025 Ms Hồng
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0888048966 Mr.Tuấn
Zalo 0917886988 Mr.Han
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0916660502 Mr.Thành
Zalo 0916789025 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP Hà Nội: Số 41/117 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần
Hồ Chí Minh
Hỗ trợ trực tuyến - Hồ Chí Minh
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0941581166 Ms Vân
Zalo 0912270988 Mr.Hồng
Zalo 0916660042 Mr.Quốc Anh
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0917886988 Mr.Hán
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0932144273 Mr.Lộc
Zalo 0916660502 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP HCM: Số 226 Nguyễn Phúc Nguyên Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng thứ 7
Lời giới thiệu
Dựa trên những thông tin và yêu cầu của qúy vị, chúng tôi tiến hành viết giải pháp đề xuất như sau:
Giải pháp gồm hai phần chính.
Phần I: Mô tả những nguyên tắc, những yêu cầu chung về hệ thống Video Conference.
Phần II: Giới thiệu về sản phẩm và giải pháp của SONY – một công ty hàng đầu thế giới về Video Conference.
PHẦN THỨ I: GIẢI PHÁP CHUNG
1 Tổng quan về Hệ thống Video Conference
Hệ thống hội nghị truyền hình là một hệ thống thông tin bao gồm thiết bị phần cứng hoặc phần mềm hỗ trợ hội nghị (meeting) từ xa với âm thanh và hình ảnh trong thời gian thực dựa trên nền tảng mạng IP.
Thông thường, các thành phần trong hệ thống hội nghị truyền hình bao gồm:
- Hệ thống điều khiển chính hội nghị truyền hình.
- Hệ thống hình ảnh (quay hình và hiển thị hình ảnh).
- Hệ thống âm thanh (thu và phát).
- Các thành phần kết nối mạng và đường truyền.
- Các thiết bị phụ trợ dùng thêm khác (như Data Solution box: cho việc truyền dữ liệu của hai bên, whiteboard: bảng hiển thị hình ảnh…).
Hiện nay có nhiều công nghệ về Hội nghị truyền hình trên nền tảng các thiết bị phần cứng (như các hãng Sony, Polycom, Tanberg,..) và phần mềm (như MS Exchange Video Conferencing, Lotus,…).
Trong mọi trường hợp thì âm thanh và hình ảnh đều phải sử dụng thiết bị phần cứng (loa, mirco, camera, monitor hoặc Tivi…), tuy nhiên các công nghệ Hội nghị truyền hình dựa trên phần mềm thì thiết bị phần cứng cho âm thanh, hình ảnh khá đơn giản, khả năng tích hợp và điều khiển thiết bị phần cứng (camera, micro,…) đều rất hạn chế. Các công nghệ Hội nghị truyền hình dựa trên phần cứng thì thường các thiết bị phần cứng hỗ trợ âm thanh và hình ảnh được thiết kế rất chuyên dụng, tích hợp chặt chẽ vào hệ thống điều khiển chính, do vậy rất tiện lợi khi sử dụng.
Như vậy, ngoài thành phần điều khiển chính có thể là phần mềm hay phần cứng và một số thiết bị phụ trợ khác, hai thành phần rất quan trọng và không thể thiếu của một hệ thống hội nghị truyền hình là hệ thống âm thanh (cả thu và phát) và hệ thống hình ảnh hình ảnh (cả thu và phát). Chất lượng hội nghị truyền hình cũng thường được đánh giá chủ yếu qua chất lượng của hai hệ thống này.
2 Các thành phần cơ bản của Hệ thống Video Conference
2.1 Hệ thống điều khiển chính của Hội nghị truyền hình (bắt buộc phải có)
Thành phần chính của một hệ thống Hội nghị truyền hình là hệ thống điều khiển. Nó thực hiện việc mã hoá/giải mã tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu… kết nối với các hệ thống điều khiển hội nghị khác.
Là điểm đấu nối các thành phần khác như hệ thống âm thanh, hệ thống hình ảnh, hệ thống phụ trợ để hình thành nên hệ thống Hội nghị truyền hình hoàn chỉnh.
Một điểm quan trọng khác là thành phần truyền thông, thông thường hệ thống điều khiển chính này cũng có thành phần kết nối truyền thông (như giao tiếp mạng IP).
Với một hệ thống Video Conference chuyên nghiệp, thường là cho các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn, thì Hệ thống điều khiển là phần cứng chuyên dụng, có nhiều tính năng mạnh mẽ và giá thành cao.
Còn đối với người dùng cá nhân, thì nó có thể là một phần mềm được cài đặt trên máy tính có kết nối với Internet, giá thành rẻ hoặc miễn phí, song tính năng rất hạn chế.
2.2 Hệ thống hình ảnh (bắt buộc phải có)
Chức năng của hệ thống này là thu hình và hiển thị các hình ảnh của các bên tham gia trong một hội nghị.
Về nguyên lý nó gồm các thành phần sau:
- Hệ thống thu hình (camera, webcam…).
- Hệ thống hiển thị (tivi, màn hình, máy chiếu,…).
Thông thường, một số hệ thống hội nghị truyền hình trên phần cứng chuyên dụng thường tích hợp sẵn 01 camera chính như một thành phần cơ bản của thiết bị điều khiển hội nghị. Ngoài ra, các thiết bị phần cứng này còn có thể mở rộng bằng các đầu cắm để nối thêm các camera và các thiết bị hiển thị bổ sung.
Về thành phần hiển thị thì một số hệ thống có tích họp sẵn màn hình, một số không có. Khi đó, ta cần trang bị riêng một màn hình (Tivi, hoặc monitor) hoặc máy chiếu (Projector)…
2.3 Hệ thống âm thanh (bắt buộc phải có)
Hệ thống này có chức năng thu và phát âm thanh của các bên tham gia của một hội nghị..
Một số hệ thống hội nghị truyền hình trên phần cứng có thể có tính năng micro và loa tích hợp với bộ điều khiển chính nhưng khả năng hạn chế. Với các phòng họp lớn thì có thể phải dùng hệ thống âm thanh ngoài để đáp ứng với nhu cầu của phòng họp.
Hệ thống âm thanh thường gồm các thành phần là:
- Thành phần phát thanh (loa, headphone…)
- Thành phần thu âm (micro,…).
- Ngoài ra, còn có thêm các thành phần điều khiển, kết nối trung gian: bộ khuếch đại (amplifier), bộ trộn (mixer), các phụ kiện cáp nối…
Số lượng các thành phần này sẽ được tính toán cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng phòng họp. Chúng được đấu nối với nhau và sau đó sẽ được đấu nối với các đầu cắm vào/ra âm thanh của Hệ thống điều khiển chính.
2.4 Hệ thống kết nối mạng và đường truyền (bắt buộc phải có)
Một thành phần rất quan trọng trong giải pháp hội nghị truyền hình là đường truyền kết nối mạng cho hệ thống Hội nghị truyền hình. Giữa các phòng họp phải có một phương thức truyền tin nào đó như ISDN hoặc qua mạng IP dùng các công nghệ Frame Relay, Leased line, xDSL,…
Thiết bị điều khiển hội nghị truyền hình phải có thể kết nối được với đường truyền mạng này để có thể kết nối các phòng họp. Ngoài ra, băng thông của đường truyền cũng phải đáp ứng đủ để có thể thực hiện hội nghị truyền hình.
Tốc độ truyền dữ liệu để thực hiện một hội nghị chuẩn tối thiểu phải là 128 Kbps, tuy nhiên để đạt được chất lượng hình ảnh âm thanh tốt hơn thì tốc độ phải cao hơn nhiều.
2.5 Các thiết bị phụ trợ (Tùy chọn theo yêu cầu)
Ngoài các thành phần chính trên thì còn có thể có thêm các thành phần phụ trợ hội nghị truyền hình nhằm tăng cường thêm tính năng tiện ích của hội nghị như:
- Hội nghị dữ liệu: thành phần này cho phép người tham gia hội nghị có thể trình diễn các nội dung từ máy vi tính tính cá nhân. Từ đó có thể ứng dụng trong các báo cáo, thuyết trình rất thuận tiện.
- Bảng điện tử: thành phần này cho phép chuyển tải các nội dung minh hoạ từ bảng trắng vào hội nghị và truyền sang đầu kia. Nó rất thuận tiện để trình bày, thuyết trình, giải thích.
- Máy quét tài liệu và vật thể: thành phần này cho phép quét hình ảnh của tài liệu trên giấy hoặc các vật thể 3 chiều và chuyển tải vào hội nghị.
- Các thành phần khác như ghi âm hội nghị, lưu trữ hình ảnh, các phụ kiện lắp đặt,…cũng giúp tăng cường thêm các tiện ích tương ứng khác cho giải pháp hội nghị truyền hình.
3 Mô hình kết nối
Tùy vào tổ chức và yêu cầu của doanh nghiệp chúng ta sẽ xây dựng mô hình cho phù hợp, có hai mô hình chính là site to site (mô hình chỉ kết nối hội thảo hai điểm) và Multisites (mô hình kết nối hội thảo từ 3 điểm trở lên).
3.1 Site to site
Để hội thảo hai điểm với nhau, chúng ta chỉ cần các thành phần cơ bản như đã diễn giải ở trên.
3.2 Multisites
Để hội thảo đa điểm cần phải có một thiết bị phục vụ cho việc kết nối đa điểm gọi là MCU (Multi Control Unit). Có 2 lựa chọn thiết bị MCU tùy theo số điểm cần kêt nối.
3.2.1 MCU tích hợp trong các điểm đầu cuối
Thiết bị điều khiển Video Conference bình thường chỉ đóng vai trò như điểm kết nối đầu cuối. Khi dùng phần mềm để nâng cấp, thiết bị này vừa là điểm đầu cuối, vừa có khả năng thưc hiện chức năng của MCU. Khi trở thành MCU nó có khả năng kết nối với 5 điểm khác để thực hiện một cuộc truyền hình 6 điểm và có khả năng ghép chồng với một thiết bị khác (cũng có chức năng MCU) để thực hiện một cuộc hội nghị truyền hình 10 điểm.
Ví dụ với yêu cầu thực hiện kết nối 7 điểm, sử dụng MCU tích hợp, thì cần phải có 2 thiết bị được nâng cấp MCU, và được kết nối theo mô hình logic sau:
Ưu điểm của việc dùng MCU tích hợp:
Chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi sử dụng MCU tách biệt.
Vì sử dụng 2 MCU nên có khả năng chia tải (băng thông), băng thông cần thiết tại một điểm MCU sẽ giảm.
Rất thích hợp cho các cuộc họp đa điểm dưới 10 điểm.
Tuy nhiên việc sử dụng MCU tích hợp cũng có hạn chế là sẽ không thể mở rộng hệ thống hội thoại nhiều hơn 10 điểm, và khó quản lý tập trung được hệ thống (cấu hình, lập lịch, quản lý tài nguyên, …). Do đó nếu nhu cầu cao hơn cần phải sử dụng mô hình MCU tách biệt.
3.2.2 MCU tách biệt
MCU này không đóng vai trò điểm đầu cuối, chỉ đóng vai trò điểm kết nối đa điểm. Khách hàng có thể chọn MCU của các hãng khác nhau như: Cisco, Ravision, Codian, .. Tùy theo yêu cầu, khách hàng có thể chọn MCU dựa trên thông số ports, băng thông, số cuộc hội nghị đồng thời, …. mô hình kết nối logic như sau:
Ưu điểm của việc sử dụng MCU tách biệt:
Dễ dàng mở rộng hệ thống hội thoại truyền hình.
Quản lý tập trung dễ dàng và hiệu quả.
Tuy nhiên, sử dụng MCU tách biệt thì chi phí đầu tư cho hệ thống sẽ tăng đáng kể, và phải đảm bảo được băng thông tại điểm MCU (cần nhiều băng thông hơn).
3.3 Băng thông yêu cầu cho hệ thống
Với yêu cầu độ phân giải TV (4CIF), tốc độ frame 25fps, cần sử dụng quay cuộc gọi với băng thông 384 Kbps. Như vậy tại mỗi điểm đầu cuối, băng thông tối thiểu cần thiết là 384 Kbps, trong khi những điểm đóng vai trò MCU, băng thông phụ thuộc vào việc sử dụng MCU tích hợp hay MCU tách biệt.
3.3.1 Băng thông cho mô hình kết nối thông qua MCU tích hợp.
Với mô hình kết nối 6 điểm sử dụng MCU tích hợp như trên thì băng thông tại mỗi điểm MCU sẽ bằng tổng băng thông của các điểm đầu cuối kết nối vào nó. Tại Site 1, Sony MCU sẽ kết nối với các điểm 2, 3, 4, 5, 6. Như vậy, băng thông cần thiết tại điểm 1 là 2304 Kbps ( 384 *5 + 384Kbps). MCU Sony hỗ trợ băng thông lên đến 4 Mbps nên hoàn toàn có đáp ứng yêu cầu về băng thông và chất lượng dịch vụ.
3.3.2 Băng thông cho mô hình kết nối thông qua MCU tách biệt.
Với mô hình kết nối như trên thì băng thông tại điểm MCU sẽ bằng tổng băng thông của tất cả các điểm đầu cuối kết nối vào. Như vậy băng thông yêu cầu tại điểm MCU là 2688 (384 Kbps * 7). MCU Codian hoàn toàn có thễ hỗ trợ yêu cầu về băng thông này.
4 Số lượng người tham gia hội nghị
Ngoài mô hình kết nối, một yếu tố khác chúng ta cần quan tâm là tại mỗi điểm sẽ có bao nhiêu người tham gia hội nghị để lựa chọn thiết bị cho thích hợp. Có thể chia ra những mức độ như sau:
4.1 Cá nhân
Đây có thể là giám đốc, trưởng phòng tham gia hội họp hoặc giáo sư giảng dạy từ xa…Trong trường hợp này nên chọn thiết bị “All In One” – tất cả trong một. Nó được tích hợp các tính năng như bộ điều khiển, Camera, Micro, màn hình, loa. Bình thường có thể dùng nó làm màn hình máy tính để làm việc.
4.2 Nhóm dưới 10 người
Có thể là một nhóm người tham gia họp giao ban giữa văn phòng chính và chi nhánh. Trong trường hợp này ta sẽ chọn thiết bị có thêm một số tính năng như: điều chỉnh cho camera quay toàn cảnh, quay cận cảnh, quay người đang phát biểu …
4.3 Nhóm trên 10 người
Trong trường hợp này nên chọn các thiết bị cao cấp, có thể gắn nhiều Camera để quay ở những góc độ/vị trí khác nhau.
5 Các tính năng nâng cao
Ngòai việc theo dõi hình ảnh và âm thanh chúng ta có thể chọn thêm các tính năng:
5.1 Trình chiếu tài liệu từ máy tính.
Dùng để trình bày một tài liệu bằng PowerPoint/Word/Excel… từ máy tính cho những người ở đầu bên kia xem. Để thực hiện việc này thì đầu trình chiếu cần phải có một thiết bị gọi là Data Solution Box. Đầu xem trình chiếu không cần thiết bị.
5.2 Ghi lại cuộc hội nghị.
Để ghi lại cuộc hội nghị cần phải có Data Solution Box và thẻ nhớ gắn vào nó.
5.3 Trình chiếu bằng bảng điện tử.
Ngòai việc trình chiếu bằng tài liệu trên máy tính, ta có thể trình chiếu bằng bảng điện tử. Để thực hiện việc này ta cần một bảng điện tử gắn vào thiết bị điều khiển. Đầu nhận sẽ xem được nội dung trình bày trên màn hình.
PHẦN II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA SONY
Sony đưa ra một chuỗi sản phẩm như sau:
1 PCS-TL33
Một hệ thống tích hợp hòan thiện, kiểu dáng thanh lịch. Được thiết kế cho công ty nhỏ/gia đình hoặc nhà quản trị. Một giải pháp vừa túi tiền và đáp ứng nhu cầu của thời đại IP.
Tất cả trong một: tích hợp Camera, LCD, Micro, Loa
Đa nhiệm: có thể sử dụng cho hội nghị truyền hình và màn hình máy tính 17”.
2 PCS-1
Model cơ bản cung cấp khả năng băng thông lớn cho chất lượng vựơt trội.
Hỗ trợ kết nối đa điểm (6 điểm) với phần mềm MCU và kết nối 10 điểm với hệ thống 2 MCU.
Nhiều đầu vào hình ảnh: hỗ trợ gắn 2 camera.
Hỗ trợ bảng điện tử.
3 PCS-G50
Một dòng sản phẩm chủ lực hỗ trợ băng thông cao chất lượng tuyệt vời, dùng cho phòng họp lớn.
Hỗ trợ kết nối đa điểm (6 điểm) với phần mềm MCU và kết nối 10 điểm với hệ thống 2 MCU.
3 ngõ ra hình ảnh.
Hỗ trợ bảng điện tử.
4 PCS-G70
Một sản phẩm dẫn đầu với sự linh hoạt cao cho các ứng dụng của khách hàng.
Hỗ trợ nhiều loại Camera khác nhau, có khả năng nhận dạng khuôn mặt/giọng nói/ chuyển động -> phù hợp cho huấn luyện nội bộ và thuyết trình.
Hỗ trợ 4 ngõ vào Video, hỗ trợ lên 8 ngõ ra màn hình.
Hỗ trợ kết nối đa điểm (6 điểm) với phần mềm MCU và kết nối 10 điểm với hệ thống 2 MCU.
Hỗ trợ bảng điện tử.
5 Micro
6 Data Solution Box
Để trình chiếu tài liệu từ máy tính, gắn thẻ nhớ để lưu cuộc họp.
7 Một vài mô hình mẫu
7.1 Hệ thống kết nối WAN
Chúng tôi đưa ra một số gợi ý để quý vị lựa chọn nhằm đảm bảo băng thông mà chúng tôi đã trình bày trong phần 1.
7.1.1 Lease Line
Đây là chọn lựa tốt nhất xét theo phương diện kỹ thuật. Ban đầu có thể chọn Băng thông ở Head office là 1 Mbps và các chi nhánh là 512 Mbps.
Tuy nhiên đầu tư khá lớn cho việc mua trang thiết bị, chi phí hòa mạng và duy trì hàng tháng.
7.1.2 Mega WAN
Ưu điểm: Là một công nghệ rất mới với nhiều ưu điểm: các kết nối có độ ổn định, độ an toàn, tốc độ rất cao và được nhà cung cấp dịch vụ cam kết chất lượng. Chi phí cho sử dụng cũng như nâng cấp mở rộng thấp hơn so với các dịch vụ truyền thống khác như Leased line, Frame Relay... Chỉ với một kết nối ban đầu tới nhà cung cấp dịch vụ MegaWAN mà có thể kết nối tới tất cả các địa điểm khác (kết nối một tới đa điểm).
7.1.3 Lead Line & ADSL
ở Head office trang bị đường truyền Lead Line ra Internet, các chi nhánh trang bị đường ADSL với IP tĩnh và cam kết tốc độ tối thiểu. Tuy nhiên hiện nay việc cam kết chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ ADSL chưa tốt nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc họp.
7.2 Các phụ kiện và phương tiện lắp đặt
Chúng tôi giả sự rằng điều kiện để lắp đặt hệ thống Video Conference đã sẵn sàng gồm: phòng họp, hệ thống điện, ổ cắm mạng , kệ để ti vi …