Giải đáp :Ý nghĩa các thông số main server

Admin 06-01-2015, 4:56 pm 2297

Một máy chủ cũng có các linh kiện và bộ phận gần giống với PC nhưng các linh kiện trong server đòi hỏi chất lượng, dung lượng và một số tính năng cao hơn so với các linh kiện trong PC. Ngoài CPU được xem như bộ phận quan trọng nhất điều khiển máy thì Main cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu. Hãy cùng FASTEST tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa các thông số của main server.

 

 

Server (máy chủ) muốn hoạt động được không thể thiếu Main server

 

1. Cấu tạo của một chiếc main server ?

Main server (main máy chủ, bo mạch chủ) là tên nói gọn lại của Mainboard server hay còn gọi là motherboard serverMain serverđóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định  cho tất cả các thiết bị, linh kiện máy chủ khác. Nếu không có Main server thì các linh kiện máy chủ khác sẽ không thể liên kết lại với nhau, Main server đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU server và các thiết bị khác của server . Vậy cấu tạo chi tiết của Main server gồm những bộ phận nào ?

 

 

Cấu tạo chi tiết của Main server

 

Chipset (bao gồm chipset bắc và chipset nam): Chipset trong main server giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất main server còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác. Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà main server có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB. Các main server được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua main server.

BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi main server, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.

Socket : Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ.

CPU : Main server của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào main server hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà main server có thể đáp ứng.

Hệ thống bus: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

Khe cắm ISA: khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời.

Khe cắm PCI: trên main server có các khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v….

Khe cắm PCI Express: Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP.

Cổng P/S 2: Là cổng giao tiếp của các thiết bị ngoại vi đầu vào như chuột hoặc bàn phím.

Cổng LPT: Thông thường đây là cổng kết nối của máy tính với máy in.

Ngoài những bộ phận chính đã khể trên, Main server còn một số khe cắm và bộ phận khác như: Khe cắm RAM, khe IDE gắn HDD và CDROM, khe AGP, khe FDD, pin CMOS, cổng Net, cổng COM, cổng Pananel, cổng Serial…

2. Ý nghĩa các thông số main server

Nhiều người khi nhìn vào các thông số kĩ thuật của main server sẽ thấy khá rắc rối và phức tạp, dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của một số thông số kĩ thuật trên main server. Để dễ hình dung sẽ lấy một ví dụ main cụ thể :

Ví dụ: Chip Intel P31/ICH7; s/p 3.8Ghz; Socket 775; Bus 1333; PCI Exp 16X; Dual 4DDR400; 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0; Sound & VGA, Lan onboard.

  • Chip Intel P31/ICH7 Intel P31: tên dòng sản phẩm. ICHx: ICH là từ viết tắt của I/O Controller Hub, ICH là 1 chipset cầu nam (South Bridge Chipset) có nhiệm vụ quản lý các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc để xử lý và trả kết quả về... thông số x(x =0-9) chỉ là phiên bảng mà thôi. Còn chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) là từ viết tắt của Intel Express Chipset, chipset cầu bắc sẽ quản lý việc giao tiếp dữ liệu với CPU server RAM server và card đồ họa , vì vậy nó rất quan trọng, khả năng xử lý của main server phụ thuộc chipset này rất nhiều.
  • s/p 3.8Ghz chỉ tốc độ xung tối đa của CPU server mà main server hỗ trợ.
  • Socket 775 thông số chỉ loại khe cắm của CPU server.
  • Bus 1333 là tần số hoạt đông tối đa của đường giao tiếp của vi xử lý và main server.
  • PCI Exp 16X là loại khe cắm card màn hình mà main server hỗ trợ.
  • Dual 4DDR400 hỗ trợ dual (kênh đôi), 4 khe cắm RAM, tốc độ giao tiếp là 400Mhz, dựa vào thông số này bạn có thể chọn RAM thích hợp để đồng bộ với máy.
  • 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0 hỗ trợ 3 cổng PCI để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính (card âm thanh, card mạng,...); hỗ trợ 4 khe cắm SATA dành cho ổ cứng; và hỗ trợ 8 cổng cắm USB chuẩn 2.0.
  • Sound & VGA, Lan onboard trên main server có tích hợp sẵn Sound card, Card màn hình và card mạng.

Ngoài các thông số nêu trên tùy theo dòng main server khác nhau sẽ được nâng cấp lên có nhiều tính năng và thông số kĩ thuật hơn như chức năng tích hợp RAM ECC, tích hợp chạy được các loại RAID nào…

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!