Tư vấn bán hàng
Hà Nội
Hỗ trợ trực tuyến - Hà Nội
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0916660041 Ms Dung
Zalo 0916660504 Mr Trung
Zalo 0916789025 Ms Hồng
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0888048966 Mr.Tuấn
Zalo 0917886988 Mr.Han
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0916660502 Mr.Thành
Zalo 0916789025 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP Hà Nội: Số 41/117 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần
Hồ Chí Minh
Hỗ trợ trực tuyến - Hồ Chí Minh
01 . Tư vấn bán hàng
Zalo 0941581166 Ms Vân
Zalo 0912270988 Mr.Hồng
Zalo 0916660042 Mr.Quốc Anh
02 . KH doanh nghiệp, dự án
Zalo 0912270988 Ms Hồng
Zalo 0917886988 Mr.Hán
03 . Hỗ trợ kỹ thuật
Zalo 0932144273 Mr.Lộc
Zalo 0916660502 CSKH
Chúng tôi luôn mang đến giá cả ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng bạn để tiến tới thành công ! Xem thêm chính sách bán hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!
VP HCM: Số 226 Nguyễn Phúc Nguyên Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh I Thời gian làm việc: Từ 8h-17h30 Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng thứ 7
Tổng cộng:
(Số lượng: 0 sản phẩm)
0₫
Sản phẩm yêu thích
Cả Broadcom và Qualcomm Atheros cho biết họ tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn hiện có, và hứa sẽ cung cấp các bản cập nhật firmware nếu tiêu chuẩn có thay đổi vào thời điểm phê chuẩn. Dự kiến thời điểm Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) phê duyệt chuẩn 802.11ac là vào cuối năm 2012 hay đầu năm 2013.
Chuẩn 802.11, tốc độ lý thuyết 2 Mbps, được giới thiệu vào năm 1997, nhưng không thu hút nhiều nhà sản xuất thiết bị. Hai năm sau, 802.11b ra mắt với tốc độ lý thuyết 11Mbps, và chuẩn này trở thành công nghệ Wi-Fi được sử dụng rộng rãi.
Năm 2002, chuẩn 802.11a và 802.11g giúp cải thiện tốc độ mạng Wi-Fi lên 54Mbps. Hai chuẩn này dùng 2 tần số khác nhau, cụ thể 802.11a dùng tần số 5Ghz, 802.11g dùng tần số 2,4Ghz. Việc các nhà sản xuất thiết bị mạng quan tâm nhiều hơn đến Wi-Fi, Wi-Fi dần trở nên phổ biến. Điều này giúp thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các chuẩn Wi-Fi thế hệ kế tiếp, và bảy năm sau IEEE phê chuẩn tiêu chuẩn 802.11n. Chuẩn 802.11n giờ hiện diện trong rất nhiều thiết bị từ máy tính xách tay, điện thoại thông minh cho đến TV.
Không như các thiết bị hỗ trợ chuẩn 802.11n, có thể sử dụng cả băng tần 2GHz và 5Ghz, các thiết bị hỗ trợ tiêu chuẩn 802.11ac sẽ chỉ hoạt động ở băng tần 5GHz. Hiện băng tần 2,4Ghz rất dễ bị can nhiễu do các thiết bị như lò vi ba, tai nghe Bluetooth gây ra. Băng tần 5GHz có nhiều kênh hơn so với băng tần 2,4GHz; trong tiêu chuẩn 802.11ac, độ rộng mỗi kênh là 80MHz rộng hơn so với tiêu chuẩn 802.11n, có độ rộng mỗi kênh 40MHz.
Hơn nữa, chuẩn 802.11ac sử dụng bộ “điều chế” giúp tăng 4 lần lượng dữ liệu truyền tải. Băng thông tối đa của chuẩn 802.11n là 150Mbps. Nếu bộ định tuyến không dây trang bị anten 3x3 thì băng thông tối đa theo lý thuyết có thể đạt 450Mbps. Trong khi đó, băng thông tối đa chuẩn 802.11ac có thể đạt 433Mbps trên mỗi luồng. Số luồng dữ liệu truyền nhận tối đa có thể đạt từ 3 đến 8. Theo lý thuyết, băng thông tối đa của chuẩn 802.11ac có thể đạt đến vài Gbps. Tuy nhiên, các thiết bị thế hệ đầu tiên hỗ trợ chuẩn 802.11ac có thể chỉ dùng anten 2x3 hay 3x3, vì vậy băng thông tối đa theo lý thuyết có thể đạt 866Mbps hay 1,3 Gbps.
Trong thực tế sử dụng, với mạng Wi-Fi chuẩn 802.11n, chúng ta dễ dàng nhận thấy tốc độ thật chỉ bằng 1/3 hay 1/2 so với tốc độ lý thuyết, vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên khi chuẩn 802.11ac “ra đời thực” mà tốc độ thật không bằng tốc độ theo lý thuyết.
Nếu so sánh về khả năng truyền tải dữ liệu thì thiết bị di động trang bị chipset 802.11ac, chỉ gồm 1 anten gửi và 1 anten nhận dữ liệu, sẽ có khả năng tận dụng băng thông gấp 2 lần so với thiết bị di động trang bị chipset hỗ trợ chuẩn 802.11n. Với các ứng dụng “ngốn” băng thông như hội nghị truyền hình, chương trình quản lý khách hàng (CRM - Customer Relationship Management) dùng trên các thiết bị di động, thì mạng Wi-Fi chuẩn 802.11ac sẽ trở thành cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các doanh nghiệp.
Để vượt qua hạn chế “cự ly ngắn” của băng tần 5GHz, chipset 802.11ac sẽ sử dụng công nghệ chùm tín hiệu gửi và nhận. Công nghệ chùm tín hiệu được thiết lập tùy chọn trong tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn 802.11n, nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chuẩn 802.11ac. Ngày nay, hầu hết các thiết bị hỗ trợ chuẩn 802.11n đều sử dụng phương pháp truyền nhận tín hiệu đa hướng.
Thế hệ đầu tiên bộ định tuyến chuẩn 802.11ac sẽ hỗ trợ hai băng tần đồng thời bao gồm chuẩn 802.11n băng tần 2,4Ghz và chuẩn 802.11ac băng tần 5Ghz. Các thiết bị này dự kiến xuất hiện trên thị trường vào Quý 3/2012. Các dòng máy tính xách tay trang bị chipset 802.11ac sẽ ra mắt vào cuối năm 2012. Các dòng thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2013.
ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN CÙNG DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP HƠN 10.000+ DỰ ÁN TOÀN QUỐC
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG CHO NHIỀU LĨNH VỰC
Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:
Dịch vụ quan tâm
Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!