Đặt hàng tem nhãn theo yêu cầu lĩnh vực khách hàng kinh doanh

Admin 21-02-2024, 5:37 pm 290

Phân Loại Giấy In Tem Nhãn Mã Vạch

Theo Chất Liệu

- Decal Giấy là loại decal phổ biến trên thị trường, thường ứng dụng trong môi trường siêu thị, kho bãi, logictis và văn phòng. Là loại vật liệu dễ bị tổn thương trong quá trình sử dụng như bong tróc, rách và nhòe thông tin.

- Giấy decal PVC là loại decal được làm bằng chất liệu nhựa PVC có tính năng chống thấm nước , xé không rách , bền dẻo và lâu phai mực theo năm tháng nên thường được lựa chọn để sử dụng in tem nhãn mã vạch, in nhãn Imei trên các thiết bị máy móc , nhãn tem trên các sản phẩm đông lạnh và dùng làm tem dán lên các vật dụng, sản phẩm ngoài trời

- Giấy decal xi bạc còn  gọi là giấy decal nhôm, là loại giấy in tem nhãn đặc biệt được trộn thêm một lớp kim loại mỏng lên trên bề mặt, giúp cho tem in trở nên bền chắc hơn. Decal xi bạc không thể xé rách, không bị bay màu, và không bị xước xát khi va chạm.Decal xi bạc thường có tuổi thọ cao, có thể lên đến 5 đến 7 năm trong môi trường nhiệt độ thường. Loại này có hai phiên bản phổ biến là decal xi bạc mặt bóng và decal xi bạc mặt mờ. 

Theo Công Dụng

Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp:

  • Là loại giấy decal in tem, nhãn không cần dùng ribbon in mã vạch (còn gọi là ruy bằng hay film in mã vạch).
  • Nhãn in chỉ có thể in màu đen, trừ khi trên nhãn (tem) đã được in sẵn màu khác.
  • Nhãn có tuổi thọ 1 năm hoặc ít hơn.
  • Không chịu được ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt (nếu để lâu).
  • Nhãn in dễ bị trầy xước khi va chạm và nhanh phai màu.
  • Thường được ứng dụng trong tem nhãn cân điện từ, tem nhãn có logo cửa hàng được dán trên sản phẩm, nhãn shipping, thẻ ra vào hội nghị hoặc các nhu cầu ứng dụng ngắn này.

Giấy decal cảm nhiệt gián tiếp:

  • Là loại giấy decal yêu cầu kết hợp ribbon in mã vạch để in tem nhãn. Chất lượng tem nhãn tùy thuộc vào loại ribbon in và giấy in.
  • Có thể in bằng nhiều màu khác ngoài màu đen.
  • Nhãn có tuổi thọ trên 1 năm.
  • Chịu được nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời.
  • Tùy theo chất lượng mực in hoặc loại giấy in tích hợp, khả năng chống trầy xước của nhãn in có thể trung bình, cao hoặc rất bền.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực có yêu cầu mã vạch: nhãn trong siêu thị, tồn kho, vận tải, ngoài trời, …

Cách nhận biết

Lấy tem cào nhẹ bằng móng tay. Nếu có vết đen xuất hiện trên nhãn đó là nhãn trực tiếp. Ngược lại, nếu không có vết đen xuất hiện trên nhãn, đó là nhãn gián tiếp. Một số nhãn mặt bóng có thể phải cào mạnh và nhanh tay hơn để có thể hiển thị vết đen.

đặt tem nhãn theo yêu cầu khách hàng

Cách nhận biết chất lượng giấy decal in tem nhãn mã vạch

Để phân biệt được thương hiệu giấy, ta sẽ nhìn mặt đế. Decal Fasson có đường lượn sóng và logo “FASSON” chìm dưới mặt đế. Decal Amazon có mặt đế màu xanh.

Giấy decal có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với máy in mã vạch. Vì tiếp xúc trực tiếp tới đầu in nên sẽ gây ảnh hưởng xấu, giảm tuổi thọ đầu in nếu chất lượng giấy không được đảm bảo. Loại giấy tốt nhất cho đầu in là giấy FASSON của hãng Avery.

Đế giấy được chia làm 2 loại: loại đế lac-xin và đế dày.

Đế lac-xin là loại đế mờ, ánh sáng có thể chiếu qua, giúp mắt cảm biến của máy (sensor) in phân biệt khổ giấy.
Đế dày là loại đế giấy mà ánh sáng không chiếu qua được, thường được dùng trong chế độ in liên tục (continuous) và in theo điểm (label with mark) với những đốm đen đánh dấu phía dưới đế của con tem.

Kiểm tra chất liệu của giấy in decal

Tem nhãn mã vạch có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong các ứng dụng khác nhau của đời sống. Từ một tem nhãn tạm thời để sử dụng trong vận chuyển hay sản phẩm gia dụng thông thường đến các sản phẩm trong môi trường khắc nghiệt: sử dụng ngoài trời, bề mặt gồ ghề hay thủy hải sản, … Không thể sử dụng mắt thường để có thể nhận biết được các vật liệu làm nên tem nhãn mã vạch, tuy nhiên bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm tra chất liệu tem nhãn theo một số cách sau đây:

  • Xé tem nhãn mã vạch: Xé tem nhãn có thể dễ dàng kiểm tra xem nó được làm từ giấy hay vật liệu tổng hợp như polypropylence hoặc polyester. Với vật liệu tổng hợp, khi xé rách có thể sẽ bị kéo dài, biến dạng và dai hơn nhiều so với giấy.
  • Chà sát bề mặt nhãn: Với thử nghiệm này, bạn sẽ có thể kiểm tra xem tem nhãn được in theo phương pháp nhiệt trực tiếp hay gián tiếp. Bạn có thể làm xước bề mặt nhãn với một cây bút, móng tay, nếu xuất hiện vết đen thì đó chính là giấy in nhiệt trực tiếp. Nếu nhãn không có vết đen khi cọ sát, thì đó chính là giấy in nhiệt gián tiếp, nhãn này có độ bền cao hơn rất nhiều, được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu sự bền bỉ của tem nhãn.
  • Thử độ chìm trong nước: Sau khi kiểm tra xem chất liệu tem nhãn và biết được đó là tem nhãn được in trực tiếp hay gián tiếp, phương pháp cuối cùng này giúp bạn có thể kiểm tra xem loại nhựa được sử dụng của nhãn là polypropylene hay polyester. Hai loại chất liệu này có sự khác biệt đáng kể về chi phí và cũng cần xác định để có thể sử dụng băng mực (ribbon) phù hợp. Có thể dễ dàng xác định loại nhựa của tem nhãn bằng cách nhấn chìm nó xuống nước. Polypropylence ít dày đặc hơn polyester và sẽ nổi trong nước, ngược lại polyester sẽ bị chìm.

Những lưu ý khi lựa chọn giấy in tem nhãn mã vạch

Có nhiều loại tem nhãn mã vạch để đáp ứng cho từng môi trường sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tem nhãn, không bị lem mờ, biến dạng trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nhiệt độ: Thông thường tem nhãn mã vạch sử dụng chất liệu chủ yếu là nhựa dẻo và chất kết dính để dán vào sản phẩm. Chính vì vậy, nhiệt độ là yếu tố tác động nhiều nhất đến chất lượng tem nhãn. Nhiệt độ cao có thể làm mềm và bong tróc tem nhãn hay ảnh hưởng mã vạch. Đối với sản phẩm đông lạnh, nhiệt độ quá thấp cũng khiến lớp keo dính dễ bong tróc.
  • Sự mài mòn: Để sử dụng trong các ứng dụng dễ bị trầy xước tem nhãn, cần sử dụng các tem nhãn có độ bền cao như tem nhãn mã vạch kim loại: Polyester, Teflon, Polypropylene, Tedlar, Kapton, Polyamit, …
  • Độ ẩm: Trong điều kiện độ ẩm cao như ngành hải sản, tem nhãn được cán 1 lớp film để bảo vệ và sử dụng chất kết dính đặc biệt để có thể chịu được khi ngâm trong nước.
  • Sự phản chiếu ánh sáng: Với tem nhãn mã vạch có độ phản sáng cao ảnh hưởng đến việc quét mã vạch. Tem nhãn mã vạch thường được làm mờ để giảm thiểu sự phản chiếu của ánh sáng. Ngoài ra còn có 1 số cách khắc phục khác như sử dụng đèn chiếu sáng hoặc một số loại màu mã vạch có thể giảm được sự phản chiếu ánh sáng.
  • Chất dung môi, tẩy rửa: Tem nhãn sẽ bị tác động nặng nề khi tiếp xúc với chất dung môi, tẩy rửa. Cần lưu ý khi sử dụng chất tẩy rửa hoặc dán tem nhãn ở vị trí ít tiếp xúc nhất.
  • Dầu mỡ: Khi dán mã vạch trên bề mặt dầu mỡ dẫn đến kém kết dính, chính vì vậy cần làm sạch bề mặt trước khi dán nhãn để đạt được hiệu quả cao.
  • Hóa chất: Khi tiếp xúc với một số loại hóa chất, tính kiềm và độ ẩm sẽ tác động có hại trên nhãn. Lamination có thể bảo vệ các nhãn trước các hóa chất nhất định.

Ứng dụng của tem nhãn mã vạch

Tem nhãn decal được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng tem nhãn decal trong các lĩnh vực khác nhau:

Lĩnh vực sản xuất và công nghiệp:

  • Nhãn sản phẩm: Tem nhãn decal được sử dụng để gắn nhãn sản phẩm để xác định và quảng cáo chúng.
  • Quản lý hàng tồn kho: Tem nhãn decal được sử dụng để gắn nhãn lên hàng tồn kho để theo dõi và quản lý hàng hóa trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
  • Quản lý quá trình sản xuất: Tem nhãn được sử dụng để đánh dấu sản phẩm trong quá trình sản xuất để theo dõi tiến trình sản xuất và chất lượng.

Lĩnh vực bán lẻ:

  • Nhãn giá sản phẩm: Decal được sử dụng để in giá sản phẩm và thông tin sản phẩm để trình bày trên kệ hàng.
  • Nhãn dán mã vạch: Tem nhãn decal được sử dụng để in mã vạch sản phẩm để dễ dàng quét và xác định sản phẩm khi thanh toán.

Lĩnh vực vận tải và logistics:

  • Nhãn vận chuyển: Tem nhãn decal được sử dụng để gắn lên kiện hàng và thùng carton để xác định nơi đích và thông tin vận chuyển.
  • Nhãn bảo quản: Decal được sử dụng để gắn lên sản phẩm cần được bảo quản ở điều kiện cụ thể, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm.

Lĩnh vực y tế và dược phẩm:

  • Nhãn sản phẩm y tế: Tem nhãn decal được sử dụng để đánh dấu sản phẩm y tế và dược phẩm để xác định chúng và cung cấp thông tin về sử dụng và hạn sử dụng.
  • Dán nhãn mẫu máu và quản lý hồ sơ bệnh nhân

Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống:

  • Nhãn thực phẩm: Tem nhãn decal được sử dụng để gắn lên sản phẩm thực phẩm và đồ uống để cung cấp thông tin về thành phần, nguồn gốc và hạn sử dụng.

Lĩnh vực công nghệ và điện tử:

  • Nhãn sản phẩm điện tử: Tem nhãn decal được sử dụng để gắn lên sản phẩm điện tử để cung cấp thông tin về model, số serial, và các tính năng kỹ thuật.

Trước khi mua và đặt tem nhãn trong sản xuất, kinh doanh cũng như bán lẻ, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể có được tem nhãn mã vạch phù hợp. Cần báo với nhà cung cấp tem nhãn mã vạch về môi trường và sản phẩm cụ thể sử dụng mã vạch

Tin tức mới

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng để lại thông tin cần thiết bằng cách điền vào form dưới đây:

Dịch vụ quan tâm

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!